Khám phá các loại vải dùng trong ngành may mặc

Nếu bạn là một tín đồ thời trang, hay một nhà sản xuất, thiết kế thời trang, chắc hẳn các bạn đề có chung các câu hỏi kiểu như: Có bao nhiêu loại vải trên thị trường? những loại vải nào được dùng trong may mặc? Những loại vải nào làm quần áo thì tốt? Vải nào mặc không nhăn không xù? Vải nào mặt cảm giác mát? Chất liệu vải gì là tốt nhất?… vân vân và mây mây… Ở khuôn khổ bài viết này, hãy cùng vaydep.info tìm hiểu và Khám phá các loại vải dùng trong ngành may mặc nhé!

Trước hết chúng ta hãy đi từ định nghĩa để hiểu rõ hơn

Vải là gì?

Theo Wikipedia: “Vải là một loại vật liệu linh hoạt bao gồm một mạng lưới các sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo thường được gọi là sợi chỉ. Sợi chỉ được sản xuất từ sợi len, sợi thô, lanh, cotton, hoặc vật liệu khác bằng một bánh xe quay tròn để sản xuất ra sợi dài hơn và lớn hơn. Vải được dệt, đan, ghép nút (knotting), hoặc nắn các sợi với nhau (kết lại, nỉ).”

Để dễ hiểu hơn mình xin định nghĩa theo kiểu Việt Nam như sau: Vải là 1 loại vật liệu được tạo thành từ các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo có nguồn gốc từ bông, lanh, lông động vậy, cây cối… hoặc các sợi tổng hợp từ khoáng sản được đan kết với nhau theo 1 trật tự nhất định để tạo thành tấm vải. Vải được sử dụng chủ yếu để may mặc quần áo, túi xách, váy đầm…

Các loại vải phổ biến nhất trong may mặc thời trang

Vải cotton:

Là loại vải được sử dụng phổ biến nhất tại thị trường. Là loại vải được dệt từ các loại sợi tư nhiên tạo ra từ cây bông và một số chất bảo quản bằng hóa học. Nó có đặc điểm nhẹ, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn cao, giặt nhanh khô. Loại vảy này được sử dụng chủ yếu để may các loại áo thun, quần, váy đầm ôm body

Vải Cotton
Vải Cotton

Cách nhận biết vải Cotton
Sử dụng giác quan: vải cotton sẽ rất dễ gấp nếp và bị nhăn sau khi vò,sờ vào không có cảm giác lạnh như những vải pha tổng hợp khác.

Cách nhận biết vải cotton bằng cách đốt
Cách nhận biết vải cotton bằng cách đốt

Áp dụng phương pháp nhiệt học: Vải khi đốt sẽ có lửa màu hồng, khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục mà tan  thành tro luôn.
Nhận biết bằng độ thấm nước: Vải thấm rất nhanh và đều.

Vải Voan – Chiffon

Là loại vải được làm từ các sợi nhân tạo nhưng nó lại mang được nhiều đặc tính của vải tự nhiên như mềm mại, nhẹ, khi sử dụng tạo ra được cảm giác rất thân thiện và thoải mãi. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là vải Chiffon.

Chữ “Voan” có nguồn gốc từ chữ «veli » ở trong tiếng Pháp. Lúc bắt đầu sử dụng Voan chủ yếu dùng để làm rèm cửa, rồi sử dụng để may các chiếc khăn đội đầu cho phụ nữ ở trong các dịp lễ hội.

Mẫu vải Voan - Chiffon
Mẫu vải Voan – Chiffon

Ngày nay voan được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực dệt may. Hiên nay voan đang là vật liệu chính trong các bộ váy, đầm. Vải voan sau nhiều năm hình thành và phát triển giờ đây ngoài voan trơn nó còn có Voan in hoa, dập hoạt tiết hoặc kết hợp với các chất liệu như ren…

Đầm hoa nhí tiểu thư dạo phố
Vải Voan được sử dụng nhiều trong các thiết kế váy đầm dạo phố – Xem thêm tại vaydep.info

Đặc điểm của Voan
Vải không bị nhàu trong khi sử dụng.
Mặc cảm thấy mát mẻ vào mùa hè.
Kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
Vải tương đối mỏng.
Vải khá dễ bị bám bẩn khi sử dụng.
Khó thiết kế hơn so với một số loại vải khác như Cotton, Kaki, kate…

Vải Lanh

Là vải được làm từ phần vỏ, xơ hoặc là sợi của cây lanh. Loại cây này thường mọc ở khu vực có khí hậu tương đối lạnh và mát mẻ. Ở thời xa xưa vải chủ yếu được dệt theo phương pháp truyền thống là quay tơ, giờ đây với sự phát triển của khoa học công nghệ thì đã có nhiều loại máy móc đáp ứng được kiểu dệt dành cho vải này. Vải Lanh có nguồn gốc từ rất lâu đời khoảng 36.000 năm theo các nhà khảo cổ tìm thấy

Vải Lanh
Vải Lanh

Đặc điểm chính của vải làm từ cây lanh
Vải có độ bóng tự nhiên cao.
Có độ bền rất cao.
Khả năng chịu co giãn, mài mòn thấp.
Dễ bị hư hỏng bởi nấm mốc, mồ hôi hoặc chất tẩy.

Vải lụa hay còn gọi là lụa tơ tằm:

Ra đời khoảng 6000 năm trước công nguyên, Là dòng vải được dệt từ các sợi tơ tằm, khi mặc tạo cảm giác rất thoải mãi và dễ chịu. Để tạo ra được vải lụa người ta phải trải qua truy trình nuôi tằm và lấy kén tằm rất mất thời gian và công sức chính vì thế nó cũng trở thành loại vải cao cấp đắt tiền. Loại vải này vào thời phong kiến chủ yếu chỉ được sử dụng cho Vua Chúa hoặc Hoàng Tộc trong kinh thành. Hiện nay tại Việt Nam vẫn đang còn giữ được nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm ở một số làng như Nha Xá, Vạn Phúc, Hà Đông,…. Ngày nay, Vải lụa được sử dụng nhiều để thiết kế các loại váy – đầm cao cấp, váy đầm dự tiệc

Vai lua to tam
Vai lua to tam

Đặc điểm của vải lụa
Tính cơ học: Có độ co giãn ở mức trung bình kém.
Tính chất Vật Lý: Mặt cắt ngang của sợi có hình tam giác hoặc là hình tròn, khi có ánh sáng chiều vào vải có độ óng ả và cảm giác sờ mềm mịn.
Đặc tính hóa học: Khả năng dẫn điện và nhiệt kém

Phân loại vải Lụa
Lụa tơ tằm: Được dệt hoàn toàn từ sợi tơ của con tằm.
Lụa satin: Để tạo ra được loại vải Satin cũng dựa theo liên kết sợi ngang dọc nhưng số lượng sợi ngang sẽ nhiều hơn sợi dọc.
Lụa cotton: Là chất liệu được làm từ sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp.
Lụa Twill: Có độ dày cao hơn thông thường, đặc biệt hai bề mặt của vải khác nhau.
Lụa 2 da: Được ta ra tự sợi tơ tằm và sợi Visco. Khi có ánh sáng chiếu vào loại vải này sẽ hiện màu sáng sặc sỡ và bắt mắt.
Lụa gấm: Là loại lụa được thêu lên bề mặt các loại hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải.
Lụa Damask Silk: Cũng được dệt tương tự như vải Satin, nhưng các sợi ngang và dọc đồng đêu hơn, các loại hoa văn cũng được tạo ra từ quá trình dệt sợi.
Lụa đũi: Được dệt từ các loại sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn từ các loại tơ tằm. Loại này dù bên ngoài hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ, rất thích hợp làm áo vest.

Vải Kaki

Ra đời khoảng thế kỷ 19 ở Ấn Độ, ban đầu được dùng chủ yếu cho binh lính, sau này nó trở thành loại vải phổ biến và được dùng ở tất cả mọi nơi. Kaki Là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc là các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Có độ cứng và dày hơn nên phần lớn được sử dụng may đồng phục công sở, hoặc là đồng phục quán cafe, các mẫu váy đầm vải Kaki cũng rất được ưa chuộng. Ngoài ra vải kaki hiện cũng đang được dùng phổ biến để may nên các loại quần ống đứng hoặc là áo sơ mi dành cho Nam.

Vai Kaki dep
Vai Kaki dep

Vải Kaki được chia thành 2 nhóm chính là: Vải thun và vải không thun.

Vải Kaki thun: là loại vải được pha thêm sợi Spandex nhằm giúp cho sợi vải co giãn và mặc thoải mãi hơn. Đây cũng là một trong các loại vải may đầm, chân váy, hoặc là áo vest….
Vải Kaki không thun: Vải có đặc điểm là ít nhăn, có độ cứng cao. Thường dùng để may quần tây Nam tạo form đứng.
Cách nhận biết vải kaki
Nhận biết vải kaki thun và không thun: Có thể phân biệt bằng cách dựa vào độ dày của vải. Loại vải vừa có độ mềm và mỏng cao thì đó là kaki thun, còn dày và cứng thì chính là vải kaki không thun.
Vải kaki Polyester và kaki cotton: Bạn có thể đốt vải để kiểm tra, nếu là kaki cotton thì vải sẽ có ngọn lửa màu vàng, và tro sẽ tàn hết không bị vón cục. Còn nếu là Kaki PE thì khi đốt sẽ có mùi thơm nhẹ và bị vón cục.

Vải Đũi

Là loại vải nhẹ, xốp, phần bề mặt tương đối thô và được làm từ sợi đũi. Sợi này là phần kén dư và có chất lượng thấm từ sợi tơ tằm. Vải đũi được sử dụng rất nhiều vào mùa hè vì nó khá nhẹ, mặc lại rất mát và thoáng khí. Được các chị em sử dụng để làm khăn choàng, váy, đầm…đặc biệt là các loại váy đầm dạo phố

Đầm 2 vải đũi xinh xắn
Đầm 2 vải đũi xinh xắn

Đặc điểm của vải Đũi
Vải mềm, nhẹ và thoáng khí.
Không tích điện.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thân thiện với môi trường
Dễ bị nhăn và có nếp gấp.

Vải ren – Vải Lace

Còn được gọi với cái tên khác là vải Lace, Là một loại vải đặc biệt bằng cách bện, xoắn, lặp để tạo nên một tấm vải có lỗ hở và khoảng trống không khít như những loại vải thông thường. Vải ren rất dễ để nhận diện khi có kết cấu thưa và nhiều lổ hổng khác nhau. Đây là loại vải mà ai cũng có thể nhìn cái biết ngay :d vì đâu đó trong nhà bạn kiểu gì cũng có vải đồ vải ren như khăn trải bàn, quần lót ren, các đồ handmade….

Vay dam vai ren
Vay dam vai ren

Nguồn gốc phát triển của vải Ren
Vải ren được nhiều nhà khoa học cho rằng nó được bắt nguồn từ Ý, khi nó được miêu tả trong một cuốn sách « Le Pompe ». Đến năm 1600 thì vải được phát triển và sản xuất nhiều hơn tại một số nước ở châu Âu như Bỉ, Anh, Pháp….

Thế kỷ 16 đến 18 là thời kỳ vải ren được sử dụng nhiều nhất. Hầu hết trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện từ may mặc, đến đồ trang trí. Tới thế kỷ 19 thì vải được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của người dân.

Đặc điểm của vải ren
Có kết cấu đặc biệt : mỏng, trong suốt.
Không bị co giãn và có độ bền cao.
Đa dạng mẫu mã, màu sắc.
Dễ bị rách khi sử dụng.
Hay bị hư hỏng nếu giặt bằng máy.

Vải Polyester (PE)

Vải Polyester là loại vải có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi tổng hợp, có nguồn gốc thừ khoáng sản như than đá, dầu mỏ. Để có thể tạo ra được sợi PE người ta cần phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khai thác, xử lý, tổng hợp, rồi kéo sợi… khâu cuối cúng mới đến dệt vải và nhuộm vải. Vải Polyester được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống từ những vật dụng trang trí đến trang phục quần áo, váy đầm

Đầm thiết kế vải PE
Đầm thiết kế vải PE

Đặc điểm của Vải Polyester:

Độ bền cao.
Không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc.
Khả năng chịu nhiệt tốt.
Không bị nhăn khi sử dụng.
Nhược điểm:

Khả năng thấm hút kém.
Chỉ nên sử dụng vào mua đông để giữ ấm.

Trên đây là tổng hợp một số loại vải phổ thông thường gặp trong đời sống, ngoài ra còn khá nhiều các loại vải khác như vải nỉ được dùng làm quần áo ấm, vải nilon làm áo mưa, vải Canvas, Vải Modal, vải Bambo, Vải tuyết mưa, Vải thô, vải len… tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chỉ tổng hợp các loại thường gặp, nếu các bạn quan tâm tới các loại vải khác vui lòng cmt bên dưới mình sẽ giải đáp, hi vọng các bạn có nhiều kiến thức bổ ích sau khi đọc bài viết này, nếu thấy hay đừng quên like và follow https://www.facebook.com/DuongFashion.Vaydep.info/ để luôn được cập nhật những bộ váy, đầm mới nhât, hot nhất nhé!

Tin tức khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *